Giá cả leo thang làm giá vật liệu cũng tăng cao khiến việc xây dựng nhà ở ngày càng đắt đỏ. Nắm trong tay một vài kinh nghiệm thực tế về xây nhà phố tiết kiệm chắc chắn sẽ giúp bạn chi tiêu hợp lý hơn, biết điều chỉnh ngân sách để khi hoàn thành không bị vượt quá con số đã dự tính.
Khi có ý định xây nhà, gia chủ có rất nhiều vấn đề phải lo lắng như giấy tờ thủ tục, thuê thợ, vật tư, thuê thiết kế nhà phố... Tất cả những vấn đề này đều liên quan đến thời gian và tiền bạc. Vậy làm sao để xây nhà phố tiết kiêm chi phí nhất.
Thủ tục, hồ sơ thiết kế, chọn công ty thiết kế
Muốn xây nhà thì trước tiên gia chủ phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó, gia chủ cần làm việc với chính quyền địa phương để xin cấp giấy phép xây dựng.
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm có bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, kèm theo bản trích lục bản đồ đất hoặc trích đo trên thực địa xác định sơ đồ ranh giới lô đất, cao độ và tỉ lệ đúng quy định địa chính. Ngoài ra, cần phải có cả hồ sơ thiết kế của công ty thiết kế có pháp nhân gồm: Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200-1/500, sơ đồ vị trí công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/100, mặt bằng móng, chi tiết mặt cắt móng, sơ đồ cấp thoát nước, điện...
Tránh mất tiền vì những việc không đâu, gia chủ không nên làm hồ sơ thiết kế giả và cần chuẩn bị sẵn mọi giấy tờ thủ tục khi làm việc với chính quyền địa phương.
Gia chủ nên tham khảo nhiều thông tin, có thể là từ người thân, từ bạn bè, từ các mối quan hệ, từ mạng xã hội… để tìm ra công ty thiết kế có khả năng thiết kế tốt và thời gian thiết kế nhanh nhất, hiệu quả nhất. Hơn nữa, gia chủ cũng không nên vội vàng lựa chọn mà cần so sánh giá cả, chọn nơi uy tín, chất lượng, giá cả đảm bảo. Chớ ham rẻ mà thiết kế xấu, mất nhiều thời gian và mất công sửa đi sửa lại.
Chọn vật liệu xây dựng
Nhà là nơi gắn bó lâu dài, là không gian sinh hoạt hàng ngày, bởi vậy, nhất định phải thật chắc chắn, bền vững với thời gian và thẩm mỹ phải đẹp.
Theo những người thợ xây có bề dày kinh nghiệm thì làm nhà cốt yếu nằm ở nền móng của căn nhà và chất liệu của vật liệu xây dựng. Gia chủ nên đầu tư làm chắc chắn từ phần móng nhà, nếu cần thiết, trong trường hợp xây nhà nhiều tầng thì có thể ép cừ, ép cọc.
Gia chủ nên tự mình đi chọn vật liệu xây dựng. Tất nhiên cần có sự tư vấn của những người thợ xây có kinh nghiệm, những người tạo nên bản vẽ thiết kế. Vật liệu tốt thì nhà cửa bền vững, vật liệu kém thì nhà cửa sẽ xuống cấp nhanh chóng. Những vật liệu tốt có độ bền cao hơn, tất nhiên giá tiền cũng cao hơn. Tuy nhiên, gia chủ nên cân nhắc, chọn vật liệu kém, nhà ở nhanh xuống cấp, tiền sửa nhà có khả năng vượt quá tiền mua vật liệu tốt ban đầu, như vậy chẳng những không tiết kiệm được mà còn tốn kém hơn.
Rất nhiều chủ thầu xây dựng vì lợi nhuận đã sẵn sàng rút ruột công trình, tráo đổi vật liệu xây dựng kém chất lượng. Chính vì vậy, trong suốt quá trình thi công, nên có người nhà đứng ra giám sát.
Một điều nữa là gia chủ nên nắm vững một chút kiến thức xây dựng để tính toán khối lượng vật liệu xây dựng sẽ mua. Mua quá nhiều, không dùng hết sẽ dẫn tới lãng phí. Mặc dù nhiều cửa hàng bán vật liệu xây dựng cho phép trả lại nhưng trong quá trình xây dựng, những người thợ xây sẽ có thói quen phung phí, không tiết kiệm.
Gia chủ cũng nên có sự khảo giá vật liệu xây dựng của nhiều cửa hàng khác nhau. Thông thường giá thành mỗi cửa hàng sẽ có chênh nhau chút ít. Bên cạnh đó, gia chủ cần phải tính toán phương tiện và quãng đường chuyển vật liệu từ cửa hàng về nhà. Nếu cửa hàng có giá rẻ nhưng lại xa nhà ở, đường đi khó khăn thì chưa chắc đã thuận tiện bằng cửa hàng gần nhà, vận chuyển dễ dàng dù giá có cao hơn chút.
Chọn thợ xây, tiền công thuê thợ
Có thể tiền công cao nhưng những người thợ lành nghề sẽ có khả năng rút ngắn quá trình thi công, chất lượng công trình và yếu tố thẩm mỹ cũng cao hơn. Quá trình thi công càng dài thì sẽ càng tốn kém, chất lượng cũng khó có thể đảm bảo.
Thông tường tiền công thuê thợ phụ, thợ tay nghề thường sẽ rơi vào khoảng 250.000đ/ngày. Còn thợ chính, thợ cả sẽ cao hơn, từ 300-400.000đ/ngày.
Gia chủ nên thỏa thuận trước là làm khoán công hay tính công theo ngày. Bởi có nhiều đơn vị thi công cố tình kéo dài ngày làm để lấy thêm tiền công.
Giữ vệ sinh môi trường xung quanh
Trong quá trình xây dựng khó tránh khỏi việc ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh, nhất là nhà phố, diện tích chật hẹp. Gia chủ không nên gọi vật tư ồ ạt mà gọi từng ít một, làm tới đâu gọi tới đó, tránh để vương vãi ra đường đi, ngõ xóm khiến cư dân xung quanh khó chịu.
Khi thi công nên có rèm quây xung quanh, tránh để đất cát vương vãi, gạch vữa rơi rớt gây ô nhiễm và nguy hiểm cho người đi qua.
Trên đây là những điều cơ bản có thể giúp gia chủ xây nhà phố tiết kiệm. Nếu xây nhà phố thì hãy chọn cho mình một mẫu thiết kế nhà phố đẹp năm 2018, , nếu là xây biệt thự thì hãy chọn cho mình một mẫu thiết kế biệt thự đẹp 2018 để bắt kịp xu hướng cả về kiến trúc, nội thất và cảnh quan nhé. Chúc quý khách có ngôi nhà chất lượng tốt, thiết kế đẹp, giá cả phải chăng.
- Kinh nghiệm xây căn hộ dịch vụ cho thuê (05.06.2018)
- Kinh nghiệm lựa chọn nội thất căn hộ dành cho người nước ngoài (02.06.2018)
- Mẫu thiết kế thi công công nhà xưởng đẹp trong năm 2018 (01.06.2018)
- Lời khuyên khi làm căn hộ dịch vụ - Xu hướng thiết kế căn hộ dịch vụ (22.05.2018)
- 10 mẫu thiết kế căn hộ chung cư cho các gia đình trẻ (22.05.2018)
- Kinh nghiệm khi bạn có ý định sửa chữa căn hộ mình (14.05.2018)
- Những lưu ý cần phải nhớ khi thi công nhà xưởng (14.05.2018)
- 4 việc cần chuẩn bị trước khi thi công nhà xưởng (12.05.2018)