Để có thể giúp cho công tác quản lý chất lượng công trình được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn cần chuẩn bị cho công trình trước khi thi công, trước hết là phải làm rõ hoạt động quản lý chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Không chỉ dừng lại ở đó, ngoài nguyên vật liệu có chất lượng còn đảm bảo các khâu kiểm tra chất lượng thi công phải tiến hành chặt chẽ, chính xác; máy móc thiết bị thi công công trình đảm bảo chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của công trình đề ra.
Trong nội dung bài viết này sẽ phân tích những yếu tố quản lý chất lượng trong quá công trình thi công.
Quản lý chất lượng vật liệu thi công
Quản lý chất lượng nguyên vật liệu là một trong những khâu quan trọng đóng góp vào việc quản lý chất lượng của công trình/dự án. Để quản lý chất lượng vật liệu cũng cần phải có những sự chuẩn bị rõ ràng, cụ thể quản lý chặt chẽ từ khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và cấp phát đưa vào sử dụng.
Khâu thu mua nguyên vật liệu, cần phải làm theo quy trình kiểm soát chất lượng, phải kiểm soát được các chứng chỉ chất lượng về vật tư, cùng với kết hợp kiểm tra trong phòng thí nghiệm hiện trường đối với một số loại vật tư đặc thù, quan trọng và phải được kĩ sư vật liệu Bộ phận Tư vấn nghiệm thu. Ngòai ra, việc thu mua phải đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, thực hiện theo đúng kế hoạch tiến độ thi công công trình/dự án.
Khâu bảo quản, dự trữ cần phải được tiến hành một cách cẩn thận để luôn sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu thi công ngòai công trường. Do đó, cần phải đảm bảo đủ kho tàng, bến bãi, các trang thiết bị, cân, đo,…để có thể xác định và bảo quản hợp lý với từng loại nguyên vật liệu đặc thù, tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt, giảm chất lượng,…Đồng thời cũng phải xác định được lượng tồn kho tối thiểu và tối đa để tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa nguyên vật liệu, gây ra ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc cũng như hiệu quả sử dụng vốn của nhà thầu,…
Bộ phận quản lý chất lượng phải cử giám sát viên kiểm tra và theo dõi việc vận chuyển cũng như lưu trữ vật liệu trên công trường; phải có các chứng chỉ tương ứng như các phiếu xuất kho từ kho dự trữ hoặc phiếu xuất hàng đối với đơn vị sản xuất với đầy đủ thông tin cần thiết để xác minh và kiểm tra khi cần thiết. Vật liệu bị loại bỏ do kém chất lượng, không đạt yêu cầu,…thì cần được vận chuyển ra khỏi khu vực thi công ngay để tránh việc sử dụng nhầm lẫn gây những hậu qủa nghiêm trọng sau này.
Khâu cấp, phát nguyên vật liệu đưa vào sử dụng: cần phải làm chặt chẽ, theo dõi đầy đủ quá trình xuất nguyên vật liệu đi đâu, khi nào, dùng với mục đích gì để tiện cho việc tra soát, kiểm tra thông tin, xác định nguyên nhân,…khi có sự cố phát sinh sau này.
Một công việc không thể thiếu khi sử dụng nguyên vật liệu là thiết kế công thức phối trộn nguyên vật liệu sử dụng trong thi công công trình: tỷ phối bê tông xi măng, tỷ phối bê tông nhựa,…Với những công thức phối trộn này cần phải đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật thiết kế thi công công trình. Cần được tiến hành nghiên cứu thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và làm thử tại công trường để xác định tỷ lệ chính xác, tối ưu nhất thực tế cần so với tỷ lệ tính toán theo lý thuyết trên máy tính.
Một công trình thi công chắc chắn sẽ không thể có chất lượng tốt nếu chất lượng nguyên vật liệu đầu vào không được đảm bảo. Do đó, quản lý chất lượng nguyên vật liệu là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu trong việc Quản lý chất lượng công trình
Quản lý chất lượng thi công
Để đảm bảo chất lượng thi công công trình cần làm thí nghiệm kiểm tra cụ thể với từng hạng mục công trình thi công, so sánh đánh giá với yêu cầu kĩ thuật của thiết kế công trình.
Ví dụ như quản lý chất lượng của mặt đường bê tông nhựa thì cần phải làm các thí nghiệm về tỷ lệ vật liệu: đá, cát, bột khoáng, nhựa đường, hỗn hợp bê tông nhựa,…Cùng với đó là thí nghiệm mẫu khoan hiện trường để kiểm tra độ dày, độ chặt, độ rỗng,…cho mẫu khoan đó, xem đường bê tông nhựa có đạt yêu cầu kĩ thuật đề ra hay không. Ngòai ra, còn phải kiểm tra thêm những yếu tố khác như: độ bằng phẳng của lớp bê tông nhựa, chất lượng của các mối nối ngang, dọc; chất lượng dính bám của lớp bê tông nhựa, khả năng thấm bám của lớp nhựa thấm; kiểm tra nhiệt độ của hỗn hợp bê tông, thí nghiệm độ nhám mặt đường, mô đun đàn hồi,…
Kiểm soát về chất lượng thiết bị sản xuất và thi công
Sẽ là không đầy đủ nếu Quản lý chất lượng thi công công trình mà chỉ quản lý chất lượng vật liệu cũng như quá trình thi công mà không kiểm soát và đảm bảo được chất lượng thiết bị sản xuất và thi công.
Một thiết bị sản xuất, thiết bị thi công đảm bảo chất lượng, vận hành tốt sẽ hỗ trợ cho quá trình thi công công trình được đảm bảo. Với thiết bị sản xuất cần kiểm tra các chứng chỉ kiểm định chất lượng đã được các đơn vị có thẩm quyền cấp phép và kiểm tra các hệ thống thiết bị xem đã đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của hạng mục thi công công trình hay chưa?
Ví dụ như: máy lu để nén mặt bằng thì phải đòi hỏi tải trọng lu và áp lực bánh lu theo đúng yêu cầu và phù hợp với thực tế từng loại vật liệu để đảm bảo độ chặt lu lèn yêu cầu đặt ra. Nếu tải trọng lu và áp lực bánh lu không phù hợp thì sẽ khó mà có kết quả đúng như yêu cầu. Hay như máy đầm bê tông thì phải đảm bảo được công suất đầm,…
Để quản lý chất lượng thi công công trình, không phải là việc đơn giản hoặc riêng lẻ của bộ phận mà nó đòi hỏi phải có một sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các khâu: từ những công tác chuẩn bị trước thi công, cho đến quản lý chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng thi công, chất lượng thiết bị sản xuất và thi công công trình. Tất cả các khâu đều giữ vai trò và tầm quan trọng ngang nhau, sẽ không có một công trình đảm bảo chất lượng nếu chất lượng nguyên vật liệu không đảm bảo yêu cầu, sẽ không có một công trình đảm bảo chất lượng khi khâu chuẩn bị thi công sơ sài, không có tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cụ thể và rõ ràng hay chất lượng máy móc thi công kém thì chắc chắn công trình đó cũng sẽ rất khó có thể đảm bảo được chất lượng công trình theo yêu cầu kĩ thuật đề ra.
Do đó, Quản trị chất lượng thi công công trình luôn là một vấn đề nhức nhối của các nhà thầu, chủ đầu tư ở nước ta nói riêng và các nước khác trên thế giới nói chung do thiếu sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận, các khâu cũng như sự chậm trễ, thiếu thông tin đầu vào, đầu ra nên đã gây không ít khó khăn trong việc quản lý chất lượng công trình.
- Thi Công Biệt Thự Đồng Nai (23.04.2018)
- Mẫu thiết kế nội thất biệt thự hiện đại pha chút cổ điển (06.04.2018)
- 3 kinh nghiệm thiết kế nội thất nhà phố đẹp hơn (06.04.2018)
- Thiết kế nội thất sang trọng cho căn hộ chung cư (02.04.2018)
- Các Biện Pháp Thi Công Cầu Thang (29.03.2018)
- Top 9 mẫu biệt thự hiện đại và sang trọng năm 2018 (28.03.2018)
- Xu hướng thiết kế nhà phố mới nhất năm 2018 (27.03.2018)
- THIẾT KẾ BIỆT THỰ ĐỒNG NAI (16.03.2018)