Thủ tục xin giấy phép xây dựng là nỗi trăn trở lớn đối với những ai chưa có kinh nghiệm xây nhà. Các loại thủ tục và giấy tờ hành chính có thể rất phiền hà, nhưng không phải vì vậy mà bạn có thể bỏ qua nó vì đây chính là viên gạch đầu tiên để xây dựng nên ngôi nhà của bạn, vì vậy xây dựng thuận phát sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giấy phép xây dựng ra sao qua bài viết dưới đây.
Tuyệt đối không xây trước khi có giấy phép xây dựng:
Bạn nên lên kế hoạch, chuẩn bị thiết kế và xin phép trước, thời điểm năm 2017 đến nay tình hình xây dựng được kiểm soát rất gắt, rất nhiều chủ nhà bị đình chỉ và yêu cầu tháo dỡ. Thanh tra xây dựng buộc phải xử lý nếu không chính họ bị kỷ luật và đuổi việc nếu không quản lý nghiêm. vì vậy bạn tuyệt đối không xây dựng trước khi xin được giấy phép nhé, để tránh những tình trạng xảy ra sau này
Suy nghĩ thật kỹ về quy mô xây nhà trước khi xin phép:
Giấy phép xây dựng sẽ cấp cho quy mô của công trình xây dựng, ví dụ bạn xin giấy phép xây dựng 1 tầng nhưng lại xây nhà 3 tầng, điều chắc chắn xảy ra là bạn sẽ bị thanh tra đình chỉ xây dựng, và yêu cầu phải xin lại giấy phép, điều này sẽ khiến bạn tốn rất nhiều thời gian, và chi phí trong giai đoạn công trình ngưng thi công. vì vậy hãy suy nghĩ thật kỹ về quy mỗ công trình trước khi xin giấy phép xây dựng.
Cũng có 1 kinh nghiệm giúp bạn tránh được tính trạng này là việc xin giấy phép xây dựng tối đa, ví dụ bạn chỉ định xây 2 tầng thôi, nhưng bạn cứ xin tối đa 4 tầng. Thực tế bạn có thể làm ít hơn thì vẫn hoàn công ra sổ hồng được. Khi cần đổi ý hay sau này lên tầng vẫn dể dàng không cần thẩm định lại kết cấu. Hoặc bạn tính khoảng lùi sân trước 4 m, nhưng xin phép vẫn xin sát chỉ giới cho phép.
Thủ tục xin phép xây dựng nhà ở cụ thể như thế nào:
1. Đơn xin cấp phép xây dựng:
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( sổ đỏ hoặc sổ hồng)
Nếu bạn mới mua đất mà chưa sang tên thì cũng không xin phép xây dựng được. Đây là giấy tờ tiên quyết chứng minh quyền sử dụng đất của bạn, căn cứ quan trọng nhất để cấp phép xây dựng. Chỉ cần bản sao có công chứng.
3. Bản đồ hiện trạng, định vị, vị trí lô đất:
Bản đồ chứa thông tin vị trí, hiện trạng thửa đất, thường kèm theo sổ đỏ.
4. Hồ sơ bản vẽ thiết kế xây phép xây dựng:
Bản vẽ thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước; ảnh chụp hiện trạng (đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng).
5. Nhận kết quả và đóng lệ phí
Sau khi nộp hồ sơ xong thì bạn chỉ việc chờ đến ngày nhận kết quả và nộp lệ phí được ghi rõ trong giấy biên nhận. Đến đây thì bạn đã có thể thở phào nhẹ nhõm rồi đấy.
Trong trường hợp bạn muốn gia hạn giấy phép xây dựng thì phải tiến hành trong 30 ngày trước khi giấy phép hết hạn đối với công trình chưa được khởi công. Hãy nhớ, bạn chỉ có quyền gia hạn đúng một lần và sau 6 tháng, nếu công trình vẫn chưa khởi công xây dựng thì bạn phải một lần nữa làm thủ tục xin giấy phép xây dựng mới, rất phiền phức.
NÊN THUÊ DỊCH VỤ HAY TỰ ĐI LÀM THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG ?
Thủ tục xin giấy phép xây dựng với quy trình như trên, nhưng nếu bạn lần đầu hoặc thiếu kinh nghiệm sẽ rất khó khăn, đa số sẽ phải chỉnh đi chỉnh lại nhiều lần gât tốn công sức, và thời gian của bạn, vì vậy xây dựng thuận phát khuyên các bạn nên thuê dịch vụ xin giấy phép xây dựng, sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí cho mình.
CÔNG TY TNHH TV TK XD NHÀ THUẬN PHÁT
Địa Chỉ : 139/19 Tân Sơn Nhì, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, Tp.HCM
Điện Thoại : 0917.790.800 - Mr.Thông
Email : lechithong0202@gmail.com
Website : www.xaydungthuanphat.vn
- Hướng dẫn chọn hướng nhà phố đẹp cho gia chủ Ất Sửu 1985 (05.12.2018)
- NHU CẦU XÂY DỰNG NHÀ PHỐ TẠI BÌNH CHÁNH TĂNG CAO (18.11.2018)
- QUY TRÌNH THI CÔNG NHÀ PHỐ (09.11.2018)
- NHỮNG LƯU Ý KHI XÂY DỰNG NHÀ PHỐ (06.11.2018)
- BÁO GIÁ XÂY DỰNG NHÀ TRỌN GÓI (06.11.2018)
- KINH NGHIỆM LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG UY TÍN (03.11.2018)
- XÂY DỰNG NHÀ PHỐ TẠI QUẬN 8 (01.11.2018)
- BẢNG GIÁ THI CÔNG TRỌN GÓI XÂY DỰNG NHÀ PHỐ TẠI THUẬN PHÁT (29.10.2018)